Trường THCS Kỳ Ninh tổ chức “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học”

Thứ năm - 10/10/2024 08:11
Trường THCS Kỳ Ninh  tổ chức  “Sinh hoạt chuyên môn theo hướng  nghiên cứu bài học”
Thực hiện chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh về đổi mới sinh hoạt chuyên môn, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn tháng 10 năm học 2024 - 2025 của nhà trường, chiều ngày 7/10/2024 các tổ chuyên môn trường THCS Kỳ Ninh  đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng  nghiên cứu bài học.
          Nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng  nghiên cứu bài học  lần này được thông qua và tiến hành từ ngày 23/9/2024. Các tổ/nhóm chuyên môn đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn để chọn bài dạy, xây dựng kế hoạch bài dạy minh hoạ và cùng thảo luận hoàn chỉnh kế hoạch bài dạy. Sau 2 tuần chuẩn bị, chiều ngày 7/10/2024 các tổ chuyên môn đã tổ chức dự giờ tiết dạy minh họa để rút kinh nghiệm
          Về tham dự buổi sinh hoạt với các tổ có các đ/c  trong Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên nhà trường.
            Buổi sinh hoạt chuyên môn diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, các đ/c tham gia thảo luận sôi nổi. Trên cơ sở sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học lần này, các tổ/nhóm chuyên môn định hướng chung về xây dựng kế hoạch bài dạy, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh phù hợp thực tế của nhà trường. Thời gian tới, hàng tháng sẽ tiếp tục tổ chức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.
Dưới đây là những hình ảnh ghi nhận tại buổi sinh hoạt chuyên môn:
                                  Giáo viên Tổ xã hội và thầy giáo Hoàng Bá Long – Phó Hiệu trưởng nhà trường
                                           dự giờ tiết Địa lý lớp 8A do cô giáo Đặng Thị Kim Niên  thực hiện.

                                                            Lớp 8A trong tiết học Địa lý
                                                  Lớp 8A cùng cô giáo Đặng Thị Kim Niên  trong tiết học Địa lý.
                                       Học sinh trình bày sản phẩm đã chuẩn bị theo dự án trong giờ Địa lý lớp 8A.
            Giáo viên Tổ tự nhiên và thầy giáo Hoàng Bá Long – Phó Hiệu trưởng nhà trường  dự giờ tiết KHTN lớp 8A do cô giáo                                                                              Hoàng Thị Huyền thực hiện.
                                                     Lớp 8A cùng cô giáo trong tiết học KHTN.
                                                 Hoạt động nhóm của học sinh trong giờ KHTN lớp 8A.
                                                            Tổ thảo luận rút kinh nghiệm qua giờ dạy.
                                                             Tổ thảo luận rút kinh nghiệm qua giờ dạy.
                                                                 Tổ thảo luận rút kinh nghiệm qua giờ dạy.
                                   Đ/c Hoàng Bá Long – Phó Hiệu trưởng nhà trường  phát biểu ý kiến gớp ý cho giờ dạy KHTN lớp 8

CÁC BƯỚC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

          - Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký dạy học minh họa.
          - Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
          Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:
          - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
          - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
          - Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
          - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
          Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
Bước 3. Phân tích bài học
Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:
+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.
+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.
+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lý, sinh lý học sinh; không khí lớp học,...
Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày
Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.
                                                                                                                   BBT
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây